1. Tiến hành khảo sát khi thuê nhà trọ
Trước khi bắt đầu đàm phán thuê nhà, bạn nên dành thời gian tiến hành khảo sát các khu vực thích hợp với yêu cầu và khả năng kinh tế của bạn. Trước khi đến bất cứ một khu vực nào để tìm phòng thuê trọ, bạn nên tra cứu trên internet những từ khóa như: phòng trọ tại khu vực… Những thông tin hiện ra của một số trang web lớn, uy tín sẽ giúp các bạn kiếm được phòng dễ dàng hơn, tiết kiệm thời gian. Đồng thời khảo sát được nhiều phòng trong khu vực đó hơn.
Để tiết kiệm thời gian, các bạn cũng nên tìm hiểu thông tin về giá cả thời gian quy định của khu trọ, giá điện nước và những quy định khác của chủ nhà. Đừng quên, khảo sát luôn hàng xóm của bạn, xem họ là những đối tượng nào. Không nên thuê phòng tại những khu vực gần quán nhậu, karaoke,… môi trường phức tạp, không an toàn để sinh sống. Nếu như thỏa mãn các điều kiện trên đây thì mới bắt đầu xem phòng và cân nhắc nên thuê phòng đó hay không.
2. Linh động khi thuê nhà
Trong hợp đồng thuê nhà lâu dài, chủ nhà sẽ giảm bớt chi phí phát sinh trong thời gian họ đi tìm người thuê mới. Bên cạnh đó, bạn nên hỏi những quyền lợi khác khi thuê nhà như chỗ đậu xe miễn phí, sử dụng phần lớn đồ đạc hay được quyền sơn mới tường. Nếu như bạn không hỏi, rất có thể chủ nhà sẽ mặc định là bạn không cần tới các thứ đấy.
3. Thể hiện sự đáng tin cậy khi đi thuê phòng
Luôn phải chú ý cách ăn mặc và thái độ của bạn lúc đàm phán với người cho thuê về hợp đồng thuê nhà. Ẳn mặc lịch sự và trình bày mình là người tin cậy, trách nhiệm. Không ít những trường hợp vì khách thuê có vẻ bề ngoài nghịch ngợm khiến chủ nhà e dè không cho thuê nhà.
Ngoài ra, bạn cần chứng minh mình có khả năng chi trả hàng tháng, không trễ hẹn trả tiền nhà.
4. Không nên tranh cãi với chủ nhà cho thuê
Việc đàm phán chỉ có thể diễn ra tốt đẹp nếu đặt trên quyền lợi và lợi ích của cả hai bên. Cho nên, người đi thuê luôn phải giữ thái độ mềm mỏng và lịch sự lúc nói chuyện với chủ nhà. Tranh cãi chỉ khiến hình ảnh của bạn xấu đi trong mắt người khác.
Để tránh những tranh cãi không đáng có với chủ nhà, người thuê nên hiểu rõ mọi nội quy phòng trọ ngay từ khi kí hợp đồng thuê nhà. Nếu có những điểm chưa rõ, bạn phải nhanh chóng hỏi lại để chắc chắn mình đã hiểu đúng nội quy tránh gây vi phạm trong tương lai. Ngoài ra, nếu trong nội quy phòng trọ có những điều chưa hợp lý hãy góp ý nhẹ nhàng với tinh thần xây dựng để chủ trọ hiểu được sự bất tiện của người thuê trọ như thế nào. Từ đó cùng nhau thống nhất nội quy phòng trọ cho tất cả mọi người.
5. Thỏa thuận rõ ràng trong hợp đồng thuê nhà trọ
khi bạn thương lượng với chủ nhà về mức giá thuê, tiện ích và quyền lợi lúc sử dụng căn hộ, đừng quên viết chúng rõ ràng trong hợp đồng để làm chứng cứ nhằm hạn chế tranh chấp và mâu thuẫn xảy ra.
Thông thường khi thuê nhà trọ, rất ít người làm hợp đồng, đôi khi chỉ sử dụng trao đổi qua lời nói. Nhưng làm như vậy sẽ không chắc chắn được quyền lợi cho người thuê nhà. Bởi vì chủ nhà có thể đưa ra quyết định bất lợi, làm cho người thuê không giải quyết kịp. Bạn cũng nên đề cập đến vấn đề đặt cọc tiền thuê phòng trọ trong hợp đồng.Trường hợp chuyển nhà trước thời gian quy định thì số tiền cọc sẽ được xử lý như thế nào. Và thời gian trả tiền phòng vào ngày bao nhiêu hàng tháng. Tiền phát sinh phí Internet, điện nước đều phải ghi cụ thể vào hợp đồng.
Số tiền đặt cọc mặc dù ở mỗi nơi mỗi khác, nhưng thông thường số tiền đặt cọc chỉ 1-2 tháng, nếu gặp những trường hợp đặt cọc quá cao các bạn cũng phải hỏi lại chủ nhà.
Trước khi vào phòng các bạn cũng nên kiểm tra hiện trạng của những cơ sở vật chất bên trong. Tránh tình trạng, đồ dùng thiết bị hỏng hóc trước khi bạn chuyển vào nhưng người thuê nhà vẫn phải chịu các chi phí phát sinh sửa chữa. Vào tháng đầu tiên khi chuyển vào các bạn cần kiểm tra số trên đồng hồ điện và nước, để tránh trường hợp đồng hồ điện nước có vấn đề.