Thuê phòng trọ tại vị trí lý tưởng
Khi thuê nhà trọ tại các thành phố lớn, sinh viên nên ưu tiên những căn nhà có vị trí lý tưởng. Thông thường, phòng trọ cách trường chỉ từ 100 – 500m để có thể dễ dàng di chuyển và không lo tắc đường. Ngoài ra, khu vực gần trường sẽ có nhiều hàng quán, chợ, siêu thị để mua bán, đáp ứng nhu cầu sinh sống của sinh viên thuê nhà trọ gần trường.
Thuê trọ gần trường thường có chi phí cao hơn những khu vực ở xa trung tâm, thông thường giá sẽ chênh lệch từ 500.000 – 1.000.000 đồng. Vì vậy, khi quyết định thuê nhà trọ gần trường, bạn cần phải đảm bảo đầy đủ điều kiện kinh tế.
Nếu chọn chung cư mini không có thang máy, không nên ở những tầng quá cao do những bất tiện trong việc đi lại và vận chuyển đồ đạc.
Nếu ở nhà trọ, không nên chọn tầng thấp vì sẽ gặp những vấn đề như ồn ào, khói bụi và có thể ngập lụt khi mùa mưa tới.
Chú trọng an ninh khu trọ
An ninh khu trọ là yếu tố nên đặt lên hàng đầu khi thuê nhà của các bạn sinh viên. Cần đảm bảo rằng nơi bạn thuê trọ không có những thành phần phức tạp. Nên tìm hiểu môi trường xung quanh và đảm bảo rằng những người cùng thuê trọ tôn trọng không gian riêng tư của nhau và không làm ảnh hưởng tới không gian sinh hoạt chung.
Nên lựa chọn những tòa nhà ưu tiên việc đảm bảo cuộc sống an toàn cho người thuê. Cổng khóa vân tay, hệ thống camera tòa nhà, quản lý tòa nhà túc trực thường xuyên,… sẽ khiến cho môi trường sống của bạn được đảm bảo hơn.
Không cả tin quảng cáo phòng trọ trên mạng
Rất nhiều những quảng cáo phòng trọ, căn hộ trên mạng thường sử dụng những hình ảnh bắt mắt để thu hút khách thuê. Tuy nhiên, không phải quảng cáo nào cũng đúng sự thật. Các bạn sinh viên nên cân nhắc kĩ các thông tin trên mạng trước khi quyết định đi xem hay tiến hành thuê nhà.
Do đó các bạn cần phải chọn lọc thật kĩ những thông tin quảng cáo đăng trên các trang mạng xã hội. Từ đó hãy lập ra danh sách cụ thể bao gồm địa chỉ nhà, số điện thoại nhà, các thông tin giá dịch vụ cơ bản…Sau đó, gọi điện trực tiếp cho chủ nhà trọ để xác thực thông tin, mức giá trước khi đến xem trực tiếp.
Dẫn người đi cùng khi thuê phòng trọ cùng
Với những bạn sinh viên chân ướt chân ráo lên thành phố tìm trọ, các bạn nên rủ thêm người thân để đi xem nhà cùng. Tránh bị các trường hợp chủ nhà sử dụng những mánh khóe để lừa gạt và thao túng tâm lý khiến bạn đặt cọc ngay mà không suy xét kĩ. Có thêm người đi cùng cũng dễ dàng đưa ra ý kiến tham khảo giúp bạn tìm được phòng trọ nhanh hơn.
Nếu bạn không có ai đi cùng, hãy báo địa điểm xem nhà cho người thân, bạn bè trước khi đi đề phòng bất trắc xảy ra. Lưu ý chọn thời gian xem nhà ban ngày, hạn chế xem buổi tối.
Trao đổi kĩ với chủ nhà trước khi đặt cọc thuê phòng
Hãy suy nghĩ thật kĩ và nắm chắc các điều khoản trong hợp đồng trước khi đặt bút kí và đặt cọc phòng. Bạn có thể nhờ những người có kinh nghiệm thuê phòng trọ, người am hiểu luật đọc qua hợp đồng để xem có nhiều kẽ hở.
Thuê các trung tâm môi giới uy tín, chuyên nghiệp
Trong trường hợp có đủ điều kiện, bạn có thể tìm đến những trung tâm môi giới uy tín, chuyên nghiệp. Họ là những người có kinh nghiệm, am hiểu luật, giúp bạn giảm thiểu rủi ro khi thuê phòng trọ và giúp giao dịch được thực hiện một cách nhanh chóng.
Tuy nhiên, cần thận trọng với những trung tâm môi giới không chuyên nghiệp, kém nhiệt tình để tránh mất tiền oan.
Các bạn sinh viên có thể tham khảo đơn vị TingTong – Hệ thống căn hộ, chung cư mini tại Hà Nội hiện có hơn 120 tòa nhà với hơn 2000 phòng thuê. TingTong đa dạng phòng và mức giá cho từng loại đối tượng thuê nhà. Bạn có thể đặt lịch xem phòng ngay trên website của TingTong mà không mất quá nhiều thời gian để liên hệ chủ nhà.
Tìm hiểu thông tin người ở ghép
Tìm người ở ghép là một phương án giúp bạn giảm tiền trọ xuống, tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp bị lừa đảo do chính người ở ghép gây ra. Do đó, trước khi quyết định người ở ghép với mình, bạn nên tìm hiểu các thông tin về đối phương như tên tuổi, nghề nghiệp, quê quán, gia đình…
Sau khi đã chọn được người ở ghép phù hợp, bạn cần thảo luận với đối phương các vấn đề như chi phí thuê, điện nước, sinh hoạt, nguyên tắc sống chung để tránh trường hợp xảy ra xích mích, va chạm. Nếu cần, bạn và người ở ghép có thể soạn ra một bản thỏa thuận chi tiết có chữ ký của cả hai. Đừng quên việc đăng ký tạm trú ở địa phương nơi thuê trọ. Điều này có thể giúp ích khi xảy ra bất trắc như trộm cắp, lừa đảo.
Trên đây là 7 kinh nghiệm được đúc kết trong quá trình các bạn sinh viên tìm được phòng trọ ưng ý.