Khi bạn thuê nhà ở, việc làm hợp đồng thuê nhà với chủ sẽ đôi khi gây khó khăn vì bạn có thể không hiểu rõ quy định và pháp lý của hợp đồng. Hợp đồng thuê nhà là một yếu tố ràng buộc quan trọng giữa người thuê và người cho thuê, và sẽ bảo vệ quyền lợi của các bên trong trường hợp xảy ra vấn đề không tốt.
Để tránh gây khó khăn và tạo điều kiện thuận lợi cho cả hai bên, hợp đồng thuê phòng – nhà trọ cần được quy định và thống nhất rõ ràng. Vì vậy, hãy đọc bài viết này để biết những điều cần lưu ý khi ký kết hợp đồng thuê nhà.
1 – Hợp đồng thuê trọ quan trọng như thế nào?
Hợp đồng thuê trọ là một bản thỏa thuận pháp lý giữa hai bên, đó là yếu tố cơ bản để đảm bảo mối quan hệ hợp tác giữa họ. Nếu không có hợp đồng, mọi thỏa thuận chỉ là lời nói và không có giá trị pháp lý. Có một bản hợp đồng giúp hai bên xem xét và thực hiện các yêu cầu và cam kết đã đồng ý trong thỏa thuận.
Trong hầu hết các trường hợp, chủ nhà sẽ nắm giữ quyền kiểm soát trong quá trình cho thuê, do đó họ sẽ có lợi thế hơn trong thỏa thuận. Những người thuê trọ, đặc biệt là những người thiếu kinh nghiệm, có thể bị lừa hoặc bị đối xử bất công nếu không có bản hợp đồng rõ ràng và chi tiết.
Có nhiều trường hợp chủ nhà không tuân thủ thỏa thuận ban đầu, đặc biệt là khi người thuê trọ muốn chuyển đi. Chẳng hạn, chủ nhà có thể từ chối trả lại tiền đặt cọc hoặc lấy ra các khoản phụ
2 – Những lưu ý không được bỏ qua khi xem xét hợp đồng cho thuê nhà
Để tránh những rắc rối trong quá trình thuê nhà trọ giá rẻ, việc yêu cầu có một bản hợp đồng cho thuê phòng trọ rõ ràng là cần thiết, dù bạn có muốn hay không. Thông thường, chỉ cần viết những điều khoản trong hợp đồng một cách đơn giản, dễ hiểu nhưng đầy đủ, cụ thể và chi tiết là đủ. Khi chủ nhà đưa cho bạn bản hợp đồng thuê nhà, bạn cần chú ý đọc kỹ.
2.1 – Các điều khoản quan trọng cần có trong hợp đồng thuê trọ
Bạn cần chú ý tới những điều mà chúng tôi đề cập ở dưới đây:
- Giá trị của hợp đồng: Hợp đồng thuê nhà trọ cần phải được công chứng từ cơ quan có thẩm quyền, có đầy đủ chữ kỹ của hai bên thuê và cho thuê.
- Xem xét kỹ về thông tin của 2 bên thuê và cho thuê: Để tránh thiếu thông tin, sai thông tin thì bạn nên xem xét kỹ các thông tin về chủ nhà hay thông tin về việc ai sở hữu căn nhà trong trường hợp bạn thuê nhà nguyên căn.
- Khoản tiền cọc trong hợp đồng thuê nhà: Đây là phần mà người thuê nhà cần phải cực kỳ lưu ý trong nội dung hợp đồng. Việc tạo những ràng buộc rõ ràng về khoản cọc này sẽ giúp người thuê nhà lấy lại khoản tiền này sau khi trả nhà khi hết hợp đồng.
- Giá thuê nhà: Bạn cần chú ý xem mức giá thuê nhà trong hợp đồng được ghi là bao nhiêu, đúng thỏa thuận chưa, thời hạn áp dụng giá đó là như thế nào.
- Các khoản chi phí khác: Ngoài giá phòng thì bạn cũng nên chú ý thêm đến tiền điện, tiền nước, tiền internet, tiền phí vệ sinh, tiền giữ xe… rất nhiều khoản xung quanh nên bạn cần hỏi kỹ để tránh việc sau này phát sinh gây bất lợi, tranh cãi.
- Thời hạn của bản hợp đồng: Trong bản hợp đồng thuê phòng trọ thì bạn cần phải chú ý đến việc hiệu lực cho thuê căn phòng hay ngôi nhà đó là bao lâu và các mốc ký lại hợp đồng…
- Ngoài ra thì cần chú ý đến việc nếu như không ở hết thời gian quy định trong hợp đồng thì khi chuyển đi phải như thế nào, có bị phạt không hay cần báo trước bao lâu cho chủ nhà để có thể không bị phạt hợp đồng.
2.2 – Nội dung về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thuê nhà ở
Đối với bên cho thuê nhà/ phòng trọ:
- Có nghĩa vụ giao nhà, trang thiết bị trong nhà/ phòng trọ cho bạn như đã thỏa thuận đúng ngày ký hợp đồng;
- Có nghĩa vụ hướng dẫn bạn chấp hành đúng các quy định của địa phương, hoàn tất mọi thủ tục giấy tờ đăng ký tạm trú cho bạn;
- Có nghĩa vụ bảo dưỡng, sửa chữa nhà theo định kỳ hoặc theo thoả thuận; nếu bên cho thuê không bảo dưỡng, sửa chữa nhà mà gây thiệt hại cho bên thuê thì phải bồi thường;
- Có quyền nhận đủ tiền thuê nhà đúng kỳ hạn đã thỏa thuận;
- Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà theo quy định tại của pháp luật;
- Cải tạo, nâng cấp nhà cho thuê khi được bên thuê đồng ý, nhưng không được gây phiền hà cho bên thuê sử dụng chỗ ở;
- Được lấy lại nhà cho thuê khi thời hạn thuê đã hết; nếu hợp đồng không quy định thời hạn thuê thì bên cho thuê muốn lấy lại nhà phải báo cho bên thuê biết trước sáu tháng.
Đối với bên thuê nhà/phòng trọ:
- Sử dụng nhà đúng mục đích đã thoả thuận;
- Trả đủ tiền thuê nhà đúng kỳ hạn đã thỏa thuận;
- Giữ gìn nhà, sửa chữa những hư hỏng do mình gây ra;
- Tôn trọng quy tắc sinh hoạt công cộng;
- Trả nhà cho bên cho thuê theo đúng thỏa thuận.
- Nhận nhà thuê theo đúng thỏa thuận;
- Được đổi nhà đang thuê với người thuê khác, nếu được bên cho thuê đồng ý bằng văn bản;
- Được cho thuê lại nhà đang thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý bằng văn bản;
- Được tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thoả thuận với bên cho thuê, trong trường hợp thay đổi chủ sở hữu nhà;
- Yêu cầu bên cho thuê sửa chữa nhà đang cho thuê trong trường hợp nhà bị hư hỏng nặng.
- Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà theo quy định của pháp luật.
Trên đây là những lưu ý trong vấn đề làm HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ TRỌ – PHÒNG TRỌ mà người thuê trọ và bên cho thuê phải nắm rõ và thống nhất để 2 bên có sự hợp tác tốt với nhau.